Giải đáp: Da mặt bị ngứa sần sùi phải…
Da mặt bị ngứa sần sùi là tình trạng gây khó chịu và phiền phức cho nhiều người. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vẻ đẹp khiến bạn mất tự tin. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này. Trong bài viết này manodamno.com sẽ tìm hiểu về da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé!
I. Da mặt bị ngứa sần sùi là gì?
Da mặt bị ngứa và sần sùi là một trong những biểu hiện của da thường gặp ở da khô có thể đi kèm với những nốt mụn đỏ giống như nổi mề đay dị ứng, phát ban. Và khi bạn chạm vào có thể cảm thấy da sần sùi và khô ráp.
Những tình trạng da như vậy có thể gây mất thẩm mỹ và mang đến cảm giác đau rát khó chịu cho bạn. Nếu như tình trạng này kéo dài thì mức độ nghiêm trọng và sẽ ảnh hưởng đến da mặt về sau.
II. Nguyên nhân gây ngứa sần sùi da mặt
Hiện nay có khá nhiều nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng, sần sùi da mặt có thể kể đến như:
- Dị ứng: Sử dụng sản phẩm chứa hóa chất có thể gây kích ứng da, như mỹ phẩm, kem cạo râu, hay thuốc nhuộm. Dị ứng da cũng có thể xảy ra do tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong môi trường như phấn hoa, bụi, hoặc chất gây dị ứng từ vật liệu tiếp xúc với da.
- Viêm da: Nếu da bạn đang bị viêm, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến ngứa và sần sùi. Viêm da có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như mụn trứng cá, viêm nang lông, hoặc bệnh da liễu như chàm và viêm da cơ địa.
- Thời tiết khắc nghiệt: Khí hậu lạnh, gió khô hay nắng nóng quá mức có thể làm da mặt mất nước, khô ráp và dễ bị tổn thương, gây ngứa và sần sùi.
- Chăm sóc da không đúng cách: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với loại da của bạn hoặc sử dụng quá nhiều sản phẩm làm sạch da có thể làm mất cân bằng độ pH tự nhiên của da, gây ra tình trạng ngứa và khó chịu.
- Nội tiết tố thay đổi: Nhiều chị em phụ nữ khi thay đổi nội tiết tố như trong quá trình mang thai, vừa sinh con hay trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng xuất hiện tình trạng da mẩn đỏ và sần sùi vì do lượng estrogen trong cơ thể bị giảm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý liên quan đến gan, thận, rối loạn chuyển hóa,..đều sẽ biểu hiện bên ngoài da như ngứa da và sần sùi.
III. Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao?
1. Sử dụng nước muối sinh lý
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Điều đầu tiên bạn cần phải sử dụng sản phẩm làm sạch da không gây kích ứng cho làn da và dịu nhẹ. Tốt nhất bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm mẩn ngứa hiệu quả bạn nên dùng 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối.
2. Đắp mặt nạ dưa leo
Theo nghiên cứu dưa leo chứa vitamin và dưỡng chất giúp làm dịu da nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa nhờ vào khả năng chống viêm mà dưa chuột còn giúp cải thiện tình trạng ngứa da và sần sùi.
Bạn chỉ cần rửa sạch dưa leo và cắt thành từng lát mỏng sau đó vệ sinh sạch sẽ da mặt rồi tiến hành đắp lên mặt từ 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm là được.
3. Mặt nạ cám gạo sữa tươi giúp giảm ngứa sần sùi
Cám gạo chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng giúp giảm nhờn và nuôi dưỡng một làn da trắng sáng. Đây cũng là loại bột vô cùng tốt cho làn da khô ráp, ngứa và sần sùi. Hơn nữa khi kết hợp với sữa tươi sẽ giúp da mềm mại hơn.
- Rửa mặt sạch với nước ấm sau đó dùng 2 thìa cám gạo trộn đều với sữa tươi không đường vừa đủ tạo ra hỗn hợp sền sệt.
- Thoa đều hỗn hợp lên mặt và để trong 30 phút
- Rửa lại sạch với nước sau. Hãy chăm chỉ đắp từ 2-3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
4. Uống nước đầy đủ
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Uống nước chính là cách giảm ngứa và sần sùi đơn giản. Mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung 2 lít nước để thanh lọc cơ thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đào thải độc tố nhanh hơn từ đó giảm tình trạng khô ráp cho da.
5. Nha đam đắp mặt
Nha đam từ lâu đã nổi tiếng có công dụng cấp ẩm, làm dịu da thúc đẩy quá trình tạo da mới. Vậy nên bạn có thể nhựa cây nha đam để đắp lên mặt giúp giảm tình trạng da mặt bị ngứa sần sùi. Nhớ rửa sạch rồi tách vỏ, sau đó lấy phần gel trực tiếp để bôi lên mặt nhé! Chăm chỉ dùng từ 2-3 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất!
6. Dưỡng ẩm đều đặn
Dưỡng ẩm da hàng ngày để giữ cho da luôn mềm mại và ngăn ngừa tình trạng khô da. Chọn kem dưỡng ẩm chứa các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên như ceramide, acid hyaluronic và glycerin.
7. Tránh tác động của thời tiết
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao? Khi ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt, hãy bảo vệ da bằng cách đeo khẩu trang, sử dụng kem chống nắng và đội mũ bảo vệ da khỏi tác động của môi trường.
8. Kiểm tra chế độ ăn uống
Ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho da mặt khỏe mạnh và ngừa ngứa sần sùi.
9. Điều trị khi da mặt bị ngứa sần sùi không giảm đi
Nếu tình trạng ngứa sần sùi da mặt vẫn không giảm đi sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ bản, bạn nên thăm bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn điều trị cụ thể. Sử dụng thuốc Tây để điều trị da mặt bị ngứa và sần sùi là một phương pháp rất phổ biến và được nhiều người áp dụng.
- Thuốc kháng histamin: Đây là dòng thuốc được sử dụng phổ biến nhất vì có tác dụng nhanh chóng cắt đứt cơn ngứa và làm giảm những nốt sần trên da.
- Thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc này thường chứa các thành phần giảm ngứa, làm dịu da và chống viêm. Việc sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vùng ngứa giúp phát huy tác dụng nhanh chóng.
- Thuốc chứa hoạt chất corticoid: Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Do đó, nó có khả năng đẩy lùi các triệu chứng ngứa da và sần sùi một cách nhanh chóng.
IV. Lời kết
Trên đây là một số giải pháp dành cho da mặt bị ngứa và sần sùi phải làm sao. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn khắc phục tình trạng da mặt bị ngứa, sần sùi làm cho da mịn màng hơn. Đừng quên cập nhật những mẹo chăm sóc da hữu ích ở Làm đẹp của chúng tôi nhé!