Nhạc Jazz là gì? Những đặc trưng của dòng…
Bên cạnh những dòng nhạc quen thuộc, phổ biến như chữ tình, pop, bolero,… thì nhạc Jazz mang đến sự mới mẻ, cuốn hút đậm chất riêng. Thế nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận và am hiểu về dòng nhạc này. Vậy nhạc Jazz là gì, có nguồn gốc từ nước nào? Hãy cùng manodamno.com chúng tôi tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé.
I. Tìm hiểu nhạc Jazz là gì?
Vào cuối thế kỷ XIX – đầu XX, nhạc Jazz bắt đầu ra đời tại New Orleans, Louisiana, Mỹ. Trong thời kỳ đâu, nhạc Jazz là sự kết hợp của các yếu tố:
- Tiết tấu âm nhạc đậm chất châu Phi, có nguồn gốc lag Blues và Ragtime.
- Những người nô lệ gốc Phi đã hát những bài ca khi họ đang lao động trên nước Mỹ.
- Là âm nhạc đặc trưng của vùng New Orleans trong những cuộc diễu binh, hành quân…
- Có sự kết hợp của một số yếu tố âm nhạc châu Âu khác.
Về lịch sử nhạc Jazz là gì? Dòng nhạc này có lịch sử từ lâu đời, kéo dài hơn 100 năm và bắt nguồn từ những ca khúc của người nô lệ gốc Phi hát khi đang lao động.
Đặc biệt vào cuối TK XX, nhạc Jazz bỗng trở nên phổ biến bởi những giai điệu độc đáo, nhiều người sử dụng chúng để làm nhạc chuông điẹn thoại. Từ đó, nhạc Jazz được chơi hầu hết tại nhà hàng từ nhỏ đến lớn, từ vùng quê đến các trung tâm thành phố lớn.
Ngày này, dòng nhạc Jazz được hiểu đơn giản là thể loại thể hiện sự ứng biến tài tình của nghệ sĩ được phối lại nhịp nhàng trong giai điệu. Chính sự ứng biến mà các nghệ sĩ nhạc Jazz thể hiện, sáng tạo đã mang đến sự ngẫu hứng và đậm chất riêng của dòng nhạc này. Đặc điểm tuyệt vời của nhạc Jazz chính là người nghe sẽ cảm nhận được sự tự do của người nghệ sĩ.
II. Đặc trưng của dòng nhạc Jazz là gì?
Thông thường tiết tấu của nhạc Jazz có những nét đảo phách, dồn dập. Dưới đây là những đặc trưng của dòng nhạc này.
1. Sự ngẫu hứng của nghệ sĩ
Các tác giả dòng nhạc Jazz có thể ngẫu hứng ra những chủ đề khác nhau. Trong khi đó, nghệ sĩ chơi có thể ngẫu hứng ra bài hát trên chủ đề có sẵn theo phong cách riêng để mang đậm chất riêng của mình.
Thực tế, việc sáng tác bài hát nhạc Jazz đều gắn liền với nghệ sĩ biểu diễn. Do đó, đặc trưng của dòng nhạc này chính là sự ngẫu hứng ngẫu nhiên.
2. Giai điệu mang đặc trưng riêng
Kỹ thuật sử dụng nhạc cụ của dòng nhạc Jazz được bắt đầu từ phong cách hát của người da đen. Những công cụ này sẽ sáng tạo ra loại kỹ thuật làm những nhạc cụ vang lên giống như người. Chính vì thế, khi thưởng thức nhạc Jazz bạn sẽ luôn cảm nhận được sự mới mẻ, khác lạ về tiết tấu, giai điệu cũng như cách thể hiện.
3. Tiết tấu có tính đặc thù
Đặc trưng tiếp theo của nhạc Jazz là gì? Dòng nhạc này có tiết tấu khác hoàn toàn khác biệt so với nhạc cổ điển. Đó là sự chú trọng vào những tiết tấu nghịch phách, đảo phách. Có lẽ đây chính là điểm khác biệt giúp nhạc Jazz khác biệt và không bị nhầm lẫn với bất kỳ dòng nhạc nào.
4. Hòa thanh trong nhạc Jazz rõ ràng
Sự hòa thành trong nhạc Jazz sẽ tạo cấu trúc, giai điệu rõ ràng. Vòng hòa thanh của dòng nhạc này cũng phức tạp hơn. Hòa âm được sử dụng đặc trưng nhất của nhạc Jazz là tăng, giảm hợp âm 7 và hợp âm thêm những âm ngoài hợp âm.
Bởi nhạc Jazz là dòng nhạc đa sắc màu nên khi chơi các nghệ sĩ sẽ tăng, giảm hợp âm ngẫu hứng. Nhờ đó mang đến cảm giác mới mẻ cho người nghe. Điều quan trọng nhất là vòng hoa thành không được đi quá xa so với chủ đề của bản nhạc.
5. Các nhạc cụ để chơi Jazz
Các loại nhạc cụ dùng để chơi nhạc Jazz bao gồm: bộ trống, những loại nhạc cụ gõ; saxophone, clarinette, cornet, kèn trumpet, trombone; các loại nhạc cụ khác như contrabass, banjo, guitar…
III. Các thể loại của nhạc Jazz
Cũng tương tự như các thể loại âm nhạc khác, nhạc Jazz cũng có sự phân nhánh khác nhau. Về cơ bản thì chúng vẫn giữ nguyên phong cách thể hiện ngẫu hứng, chỉ có khác nhau ở kiểu thể hiện theo từng giai đoạn. Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua các phân nhanh của nhạc Jazz là gì trong lịch sử nhé.
1. Blues
Blues xuất hiện từ khoảng thế kỷ 19 và được ngân nga bởi những người nô lệ da đen, người nông dân đang làm việc. Khi người Nam Mỹ bắt đầu học chơi những nhạc cụ Châu Âu thì guitar trở thành nhạc cụ phổ biến, thông dụng nhất.
Người ta thường ngân nga ca hát những khi rảnh rỗi với cây đàn guitar và từ đó blues ra đời. Dòng nhạc này phát triển song song với Jazz trong khoảng cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 và lúc đó các nghệ sĩ nhạc Jazz cũng thường sử dụng những đặc điểm của blues để pha trộn với Jazz nhằm mang đến sự mới lạ.
2. Ragtime
Ragtime (khoảng 1895 – 1918) cũng là tiên thân của dòng nhạc Jazz hiện nay, được chơi chủ yếu bằng piano. Thể loại này có cách thể hiện ngắn gọn, súc tích, tạo ra sự độc đáo khó đoán. Các kỹ thuật piano ragtime sau đó cũng tác động lớn đến kỹ thuật chơi piano của thể loại Jazz.
3. New Orleans Jazz
Như đã giải thích ở phần nhạc Jazz là gì, thì New Orleans Jazz (khoảng 1900 – 1920) có nguồn gốc từ cách chơi mới lạ của những bạn nhạc xuất hiện lúc bấy giờ tại New Orleans (Mỹ).
Những nhạc cụ như cornet được dùng thường xuyên trong thể loại New Orleans Jazz, sau đó thể loại này cũng chịu sự tác động của Ragtime và bắt đầu chuyển sang phong cách tương tự. Có lẽ, điểm khác biệt nhất là đôi khi được điểm thêm chút blues.
Những ban nhạc của thể loại này chỉ dừng ở mức quy mô nhỏ nên không có nghệ sĩ solo hay tác phẩm nổi bật nào, chính vì thế nó ít được biết hơn những thể loại khác của Jazz.
4. Cool
Cool Jazz (khoảng năm 1949 -1955) với tiết tấu thư giãn, nhạc công giảm tiết tấu của tác phẩm và chú trọng hơn vào giai điệu. Có thời gian, Cool Jazz còn được gọi là Coast Jazz, thế nhưng với những người quen nghe nhạc Jazz thì sẽ nhận ra điểm khác biệt của hai thể loại này.
5. Hard pop
Trong giai đoạn Hard Pop (khoảng từ năm 1951 – 1958) có nhiều nghệ sĩ nhạc Jazz cảm thấy Cool Jazz có vẻ cổ điển, đậm chất Châu Âu hơn. Do đó, họ quyết định dung hợp lại với với cách Hard Pop.
Thể loại này mang đến cho nhạc Jazz chất blues nguyên bản cộng với hơi hướng, phong cách châu Phi và có sự ảnh hưởng từ rhythm và gospel.
6. Modal
Thể loại Modal xuất hiện khoảng cuối năm 1950, dựa trên những model khiến cho các tác phẩm nhạc Jazz dễ nghe và dễ chơi hơn. Bên cạnh đó Modal Jazz cũng chuyển biến chậm rãi chứ không gấp gáp như Cool Jazz hay Bebop.
Những nghệ sĩ của Modal Jazz cũng chỉ cần nghĩ cách hòa trộn 7 nốt nhạc trong mỗi mode nên sẽ có thời gian để sáng tạo ngẫu hứng hơn.
7. Free Jazz
Free Jazz xuất hiện khoảng từ năm 1959 – 1970, thay vì sáng tác theo khuôn khổ có sẵn thì thể loại này dựa trên âm nhạc hoàn toàn, tức là chỉ cần nghe hay là được mà không cần phải theo quy tắc gì cả. Thể loại Free Jazz mang đến cho người nghe sự trầm trồ bởi nó vươn xa toàn bộ sự suy đoán.
8. Fusion
Nhánh thể loại Fusion xuất hiện khoảng từ năm 1969 -1990, là sự hòa trộn của Jazz với những thể loại nhạc khác, chủ yếu là rock và Funk. Về phần trình bày, Fusion có sự kết hợp âm điệu và sự đơn giản của rock’n’roll cùng với sự ngẫu hứng của Jazz đã mang đến một âm thành hoàn toàn mới.
Trên đây là giải những giải đáp về dòng nhạc Jazz là gì. Có thể thấy đây là thể loại nhạc nhiều màu sắc và đa sắc tộc. Vì thế nếu có cơ hội bạn hãy đến với Jazz để cảm nhận sự sáng tạo của những người nghệ sĩ và được hòa mình vào những giai điệu có sức lan tỏa nhé.