Tắm đêm có sao không? Tắm đêm có gây…
Nhiều người hiện nay thường có thói quen tắm đêm vào những thời gian muộn trong ngày như 11 giờ hay 12 giờ sáng thậm chí muộn hơn. Và cũng có nhiều cảnh báo rằng tắm đêm có thể dẫn đến đột quỵ, tuy nhiên có chính xác hay không? Tắm đêm có sao không hay có thể gây đột quỵ không? Hôm nay hãy cùng manodamno.com tìm hiểu về tắm đêm có sao không ở bài viết này nhé!
I. Tắm đêm có sao không?
Ông bà ta đã có câu “tắm sáng là vàng, tắm trưa là bạc, tắm tối là chì” vậy nên thực sự thì việc tắm đêm thực sự có nhiều tác hại với sức khỏe. Đây cũng chính là câu trả lời hợp lý cho tắm đêm có sao không.
Nhiều người thường xuyên tắm đêm mà dường như không biết đến tác hại của việc này, hãy cùng hình dung nhé!
1. Có thể gây cảm lạnh
Trước khi đi ngủ, tắm bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây khó ngủ. Lý giải cho hiện tượng này là khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn so với mức bình thường, cơ thể sẽ trở nên thư giãn và nghỉ ngơi tốt hơn. Điều này giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có được giấc ngủ sâu hơn. Ngược lại, tắm nước nóng trước khi đi ngủ làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây rối loạn và làm khó ngủ.
2. Khó đi vào giấc ngủ hơn
Trên thực tế bạn nghĩ rằng nếu tắm trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể thư giãn và dễ ngủ hơn tuy nhiên việc bạn tắm đêm đặc biệt trước khi đi ngủ sẽ làm cho giấc ngủ của bạn gián đoạn. Tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ và làm cơ thể bị rối loạn.
3. Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu
Tắm đêm có sao không? Vào ban đêm, khi nhiệt độ không khí giảm, nhiệt độ nước trong quá trình tắm cũng sẽ giảm. Tắm bằng nước lạnh trong thời điểm này có thể gây co thắt mạch máu. Hiện tượng này có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu và gây ra những vấn đề như đau vai gáy, đau đầu…
4. Có thể ảnh hưởng đến tim
Theo như nghiên cứu thì nước nóng sẽ làm tăng huyết áp của bạn và các chuyên gia cảnh báo rằng bạn không nên làm nóng cơ thể và gây căng thẳng cho tim. Điều này chứng minh việc tắm đêm có thể ảnh hưởng đến tim. Khi tim đập loạn nhịp bạn có thể dành cả đêm để trằn trọc, điều này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe hơn.
II. Tắm đêm có gây đột quỵ không?
Ngoài tắm đêm có sao không thì tắm đêm có gây đột quỵ hay không cũng được nhiều bạn tìm hiểu. Tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ, mà chỉ đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy quá trình bệnh lý xảy ra. Nguyên nhân chính gây đột quỵ khi tắm đêm là do người bệnh đã mắc các bệnh lý tiền sử như cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu cao, tiểu đường, thiếu máu… Những bệnh lý này khi kết hợp với sự thay đổi tuần hoàn máu trong quá trình tắm có thể trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn tới đột quỵ.
- Người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp nên hạn chế tắm vào sáng sớm hoặc tối muộn. Hai thời điểm này được xem là nguy hiểm nhất trong ngày vì nhiệt độ giảm và huyết áp tăng. Sự thay đổi đột ngột trong huyết áp khi tắm có thể dẫn tới thiếu máu não cục bộ, đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, những tình trạng này có thể xảy ra trong hoặc sau quá trình tắm.
- Nhiều người có thói quen xấu là dội nước từ đỉnh đầu xuống khi tắm. Hành động này có thể gây thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, đặc biệt là ở vùng đầu, có thể tạo áp lực làm vỡ động mạch hoặc các mao mạch. Vì vậy, thay vì dội nước từ đỉnh đầu xuống, nên thay đổi thói quen bằng cách làm ướt cơ thể từ chân lên đầu với thao tác nhẹ nhàng để cơ thể dần quen với nhiệt độ của nước.
- Trong những ngày nắng nóng mùa hè, việc tắm nước lạnh giúp cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, tắm nước lạnh làm giảm nhiệt độ cơ thể, gây co lại động mạch và cản trở lưu thông máu lên não và tim. Ngoài ra, tắm nước lạnh đột ngột cũng làm tăng căng thẳng cho hệ thần kinh, góp phần gây ra tình trạng đột quỵ.
III. Thời điểm nào tắm thích hợp nhất?
Vậy thời điểm nào nên tắm trong ngày là thích hợp nhất? Theo các chuyên gia thì có 2 thời điểm để tắm nhất chính là tắm sáng và tắm trước 7 giờ tối.
- Tắm buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Hãy tạo thói quen dậy sớm và tắm vào buổi sáng sau khi tập thể dục, đây là cách giúp cơ thể thư giãn và khởi động ngày mới. Đặc biệt, khi bạn có xu hướng đổ mồ hôi nhiều qua đêm, việc tắm vào buổi sáng sẽ loại bỏ chất độc trên cơ thể và hỗ trợ làm đẹp da.
- Thời điểm tắm lý tưởng là trước 19 giờ, sau một ngày làm việc mệt mỏi. Việc tắm sẽ giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi tích tụ trong suốt ngày.
IV. Lưu ý nếu bắt buộc phải tắm đêm
Để đảm bảo sức khỏe và hạn chế các tác động tiêu cực khi tắm khuya, hãy lưu ý một số vấn đề như:
- Hãy tắm ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Tránh tắm khi vừa ăn no hoặc khi đói. Nên để khoảng thời gian từ 1 – 2 tiếng sau khi ăn để tránh các vấn đề về tiêu hóa, chóng mặt, ngất xỉu và tụt huyết áp khi tắm.
- Trong mùa đông, không nên tắm sau 23 giờ đêm để tránh việc cơ thể bị lạnh.
- Sau khi tắm, hãy lau khô cơ thể và sấy tóc để tránh việc cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Hạn chế nằm điều hòa ngay sau khi tắm, vì việc này có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể và gây cảm lạnh.
- Sau khi uống bia rượu, không nên tắm ngay lập tức. Điều này có thể làm co huyết quản do đường huyết không được cung cấp đủ, gây cảm lạnh.
- Không nên dội nước thẳng từ đỉnh đầu xuống chân khi tắm. Hãy bắt đầu bằng việc dội nước lên tay hoặc chân trước, sau đó mới dội nước lên toàn bộ cơ thể.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về tắm đêm có sao không được nhiều bạn tìm hiểu. Có thể thấy tắm đêm có thể có nhiều tác hại đến sức khỏe vậy nên hãy thường xuyên tắm đúng thời điểm để có lợi cho sức khỏe nhé!