Điểm danh 10 tàu sân bay lớn nhất thế…
Tàu sân bay đóng vai trò là căn cứ trên biển và cũng là niềm tự hào, thể hiện sức mạnh quân sự của các cường quốc. Việc sở hữu tàu sân bay lớn cho thấy tiềm lực tài chính, công nghiệp của quốc gia đó. Dưới đây là 10 tàu sân bay lớn nhất thế giới, theo dõi bài viết của manodamno.com để xem đó là những nước nào nhé.
I. Gerald R Ford (Mỹ)
Gerald R Ford là tàu sân bay lớn nhất thế giới hiện nay, với lượng giãn nước đầy tải lên tới 100.000 tấn. Tàu sân bay này được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào tháng 5/2017.
Lớp tàu sân bay Gerald R Ford có boong tàu rộng khoảng 78m, trang bị máy phóng điện từ và hệ thống cáp hãm hiện đại, tiên tiến. Hơn thế, nó còn mang theo hơn 75 máy bay và không gian sinh hoạt cho đủ 4.539 người.
II. Nimitz (Mỹ)
Nimitz với lượng giãn nước đầy tải lên đến 97.000 tấn và là con tàu sân bay đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng. Chiếc tàu đầu tiên được triển khai vào tháng 5/1975, còn chiếc thứ 10 được đưa vào biên chế hồi tháng 1/2009.
Mỗi lớp tàu sân bay Nimitz được thiết kế để hoạt động trong khoảng thời gian là 50 năm, chủ cần đại tu giữa vòng đời 1 lần.
Chiều dài của tàu sân bay này là 332.8m, boong tàu rộng đủ chứa hơn 60 máy bay và không gian sinh hoạt đủ cho khoảng 3.000 đến 3.200 thủy thủ, 1500 thành viên trực thuộc các không đoàn và khoảng 500 nhân viên hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, tàu sân bay Nimitz trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân với tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/h.
III. Queen Elizabeth (Anh)
Tàu sân bay lớn nhất thế giới tiếp theo là Queen Elizabeth, với lượng giãn nước tải 65.000 tấn, được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh.
Queen Elizabeth được thử nghiệm trên biển hồi tháng 6/2017 và đưa vào trang bị năm 2020. Tàu sân bay Queen Elizabeth có kích cỡ lớn gấp 3 lần các tàu trước đó của Hải quân Anh và nó có thể mang theo 40 máy bay. Tốc độ tối đa mà tàu sân bay Queen Elizabeth đạt được là 25 hải lý/h.
IV. Admiral Kuznetsov (Nga)
Admiral Kuznetsov là con tàu đứng ở vị trí thứ 4, với lượng giãn nước tải là 58.500 tấn. Tàu sân bay này có thể mang theo các máy bay, trực thăng như Su-33, Su-25UTG/UBP, Ka-27S, Ka-27LD32 và Ka-27PLO. Tốc độ tối đa mà tàu sân bay Admiral Kuznetsov có thể đạt được là 32 hải lý/h.
Không gian sinh hoạt của tàu đủ cho 1.960 thủy thủ, 626 thành viên trực thuộc không đoàn và 40 nhân viên hỗ trợ.
V. Liêu Ninh (Trung Quốc)
Liêu Ninh là tài sân bay duy nhất thuộc biên chế Hải quân Trung Quốc hiện nay. Ban đầu, con tàu được đóng cho Hải quân Liên Xô và có tên khác là Varyag. Tuy nhiên nó đã được chuyển sang cho Ukraine khi Liên Xô sụp đổ.
Sau đó, công ty du lịch Chong Lot đã mua lại Varyag với mục đích ban đầu là xây dựng sòng bạc nổi trên biển nhưng không thành. Sau này, Trung Quốc đã mua lại và tiến hành tân trang tàu sân bày này.
Tháng 9/2012, tàu sân bay Varyag được đổi tên thành Liêu Ninh và đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc. Tàu này có lượng giãn nước tải 580.000 tấn, mang theo 50 máy bay.
VI. INS Vikramaditya (Ấn Độ)
INS Vikramaditya là tàu sân bay lớn nhất thế giới tiếp theo với lượng giãn nước đầy tải 44.500 tấn và là con tàu chiến lớn nhất có trang bị của Hải quân Ấn Độ.
Tháng 11/2013, tàu được đưa vào biên chế, được cải tạo từ một tàu sân bay cũ mua lại từ Nga. Tàu sân bay INS Vikramaditya dài 284m, rộng 60m và có thể mang hơn 30 máy bay.
VII. Charles de Gaulle (Pháp)
Charles de Gaulle là tàu sân bay đầu tiên của Pháp sử dụng năng lượng hạt nhân và cũng là tàu chiến lớn nhất tại khu vực Châu Âu. Ngoài những tàu sân bay của Hải quân Mỹ thì Charles de Gaulle chính là tàu chiến hạt nhân tiếp theo đang hoạt động trên thế giới.
Tàu sân bay này đã trải qua cuộc sửa chữa, nâng cấp kéo dài khoảng 6 tháng. Nó có thể mang theo 40 máy bay, trực thăng. Charles de Gaulle có lượng giãn nước đầy tải 42.000 tấn và không gian đủ chứa 1.350 người, có thể đạt được tốc độ 27 hải lý/h.
VIII. São Paulo (Brazil)
São Paulo là tàu sân bay lớn thứ 8 thế giới hiện nay, với lượng giãn nước hơn 32.000 tấn. Tàu chiến này vốn được Hải quân Pháp biên chế năm 1963 nhưng sau đó đã bán lại cho Brazil năm 2000.
Không gian sinh hoạt của tàu sân bay São Paulo đủ cho 1920 người, trong đó có 1338 thủy thủ, 582 thành viên thuộc không đoàn. São Paulo có thể mang theo 39 trực thăng máy bay và tốc độ tối đa có thể đạt được là 32 hải lý/h.
IX. Cavour (Italy)
Một tàu sân bay lớn nhất thế giới khác là Cavour, với lượng giãn nước đầy tải khoảng 30.000 tấn. Boong tàu dài 232.6m, rộng 34.5m và có thể mang theo những máy bay cố định như AV-8B Harrier, JSF, trực thăng EH101, AB212, NH 90 và SH3D. Tốc độ tối đa mà tàu sân bay này đạt được là 29 hải lý/h.
X. INS Viraat (Ấn Độ)
INS Viraat là tàu sân bay cũ, đóng vai trò là kỳ hạm của Hải quân Ấn Độ. Tàu chiến này được Hải quân Hoàng gia Anh đưa vào biên chế năm 1959, sau đó bạn lại cho Ấn Độ năm 1986.
Tàu sân bay INS Viraat có lượng giãn nước đầy tải lên đến 28.700 tấn và mang theo 30 máy bay. Số lượng thủy thủ đoàn của tàu sân bay có thể chứa là 1350 người, tốc độ tối đa đạt được là 28 hải lý/h.
Trên đây chính là những tàu sân bay lớn nhất thế giới hiện nay. Có thể thấy chúng đều thuộc những cường quốc lớn trên thế giới. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức thú vị có trong bài viết này.