Uốn ván là gì? Uốn ván có nguy hiểm…
Uốn ván là một trong những vi khuẩn tồn tại ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là những vùng nông thôn. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp nguy hiểm có thể gây tử vong tuy nhiên nhiều người hiện nay vẫn chủ quan không tiêm phòng uốn ván. Vậy để hiểu rõ hơn về uốn ván là gì hãy cùng manodamno.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Uốn ván là gì?
II. Nguyên nhân nhiễm uốn ván
Vậy chúng ta có thể nhiễm khuẩn uốn ván từ đâu hay nguyên nhân nhiễm uốn ván là gì?
- Trên thực tế, trực khuẩn uốn ván thường lây nhiễm cho người lành qua các vết thương hở trên da. Chúng ta thường phản ứng chủ quan khi da bị trầy xước, bỏng mà không biết rằng vi khuẩn đang nhân cơ hội này xâm nhập và làm tổn thương hệ thần kinh của chúng ta.
- Ngoài ra, việc sử dụng lại bơm kim tiêm và dùng chung kim xỏ khuyên và kim xăm tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng uốn ván. Tốt nhất, mọi người nên giữ vệ sinh vết thương, hạn chế dùng chung đồ cá nhân.
- Đôi khi có những trường hợp thai phụ nhiễm uốn ván sau phẫu thuật nạo phái trong điều kiện không vệ sinh.
- Bệnh uốn ván thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do rốn không được vô trùng và việc vệ sinh rốn cho bé không đúng cách. Trường hợp này rất phổ biến ở vùng sâu, vùng xa do người dân chưa có đủ kiến thức về bệnh uốn ván. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ còn không biết triệu chứng uốn ván ở trẻ nhỏ và chỉ biết đến sức khỏe của con khi bệnh đã nặng.
III. Triệu chứng khi nhiễm uốn ván
Các triệu chứng phổ biến của bệnh uốn ván bao gồm: Co thắt cơ gây đau. Nó đặc biệt phổ biến ở cơ mặt, cơ nhai và cơ vai. Trẻ sơ sinh bị uốn ván phát triển các triệu chứng như không thể bú mẹ và co giật trong hai ngày đầu sau khi bị nhiễm bệnh.
Thời gian ủ bệnh khoảng 3-10 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 3 tuần. Trong nhiều trường hợp, thời gian ủ bệnh càng ngắn thì tỷ lệ tử vong càng cao.
Bệnh nhân bị co thắt cơ và đau, bắt đầu ở cơ hàm và lan ra tất cả các cơ khác. Mỗi đợt co thắt cơ hoặc đau thường kéo dài vài phút và biểu hiện như:
- Co cứng cơ nhai và cơ mặt khiến bệnh nhân mất kiểm soát các cơ mặt.
- Co cứng cơ cổ, lưng và bụng. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể xảy ra tại vị trí chấn thương.
- Khi bị co cứng cơ hàm, trẻ không bú được, quấy khóc, co cứng toàn thân, sốt và tiêu chảy. Vì thế cha mẹ nên theo dõi xem trẻ có dấu hiệu bất thường nào không.
- Ở trẻ em, co cơ có thể xảy ra co gồng cơ dẫn đến gãy xương.
IV. Uốn ván có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh uốn ván thực sự là một bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Co thắt hầu họng gây khó thở, ngạt thở dẫn đến suy hô hấp, có thể tử vong.
- Động kinh, khi nhiễm trùng lan đến não, người bị uốn ván có thể gặp tình trạng tương tự động kinh.
- Gãy xương
- Suy thận cấp: Co thắt cơ nghiêm trọng dẫn đến phá hủy cơ xương khiến protein bị rò rỉ vào nước tiểu dẫn đến suy thận cấp.
- Xuất hiện nhiễm trùng như viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn vết mở khí quản, viêm xoang,..
- Mạch máu trong phổi bị tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn.
- Ngoài ra nó còn có thể dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật khi rối loạn nghiêm trọng nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể,…
Đặc biệt uốn ván sẽ gây triệu chứng nặng trên các đối tượng như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền như tiểu đường,…
V. Phòng ngừa uốn ván như thế nào?
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên.
- Nâng cao thể trạng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối.
- Việc sử dụng globulin miễn dịch uốn ván ở những vết thương sâu bị nhiễm bẩn và có nhiều dị vật giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Sơ cứu vết thương thích hợp: Nếu có vết thương, nên để vết thương hở để tránh nhiễm trùng, vết thương không được đóng kín, không được đắp bất cứ thứ gì lên vết thương, rửa sạch và khử trùng vết thương. Nếu vết thương từ đinh, sắt, cát, bụi bẩn… cần rửa ngay vết thương và đến bệnh viện khám, điều trị để phòng uốn ván. Giữ vết thương sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và hoại tử.
- Trong cuộc sống hàng ngày và nghề nghiệp, nên cẩn thận để tránh tai nạn có thể gây ra vết thương sâu và kín.